Thiết kế không gian mở trong nhà ống sẽ làm tăng diện tích sử dụng, nhà ở thông thoáng cũng như có thể kết nối các thành viên trong nhà gần lại nhau hơn. Không gian mở trong nhà ống có thể là một khoảng sân nhỏ, sân thượng hay thiết kế phòng khách liên thông với nhà bếp. Trong các mẫu thiết kế nhà ở Đà Nẵng hiện nay, thiết kế phòng khách liền bếp đã trở thành xu hướng. Tuy nhiên, có rất nhiều công trình gặp phải các tình huống “éo le” cần có phương pháp xử lý hiệu quả.
1. Vì sao nên thiết kế phòng khách kết nối với nhà bếp?
Những mẫu thiết kế nhà ống, nhà chung cư diện tích nhỏ đều chọn kiểu thiết kế không gian mở – phòng khách liền nhà bếp để khiến ngôi nhà rộng rãi, thoáng đãng hơn. Thiết kế phòng khách và nhà bếp liên thông với nhau còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng, tiết kiệm diện tích và khiến ánh sáng tự nhiên, gió trời đi xuyên suốt các ngóc ngách.
Không gian mở này còn tạo nên sự gắn kết mật thiết giữa các thành viên trong gia đình, có thể trò chuyện cùng nhau dù ngồi ở phòng khách hay đang nấu nướng trong căn bếp. Thiết kế phòng khách liền bếp trong nhà ở còn giúp những gia đình có con nhỏ dễ quan sát, trông nom dễ dàng hơn.

2. Những vấn đề dễ gặp phải khi thiết kế không gian mở:
Dẫu có nhiều ưu điểm như thế nhưng khi thiết kế phòng khách liền bếp trong nhà ở, gia chủ cũng sẽ gặp nhiều vấn đề “dở khóc dở cười”. Như là việc nấu nướng sẽ làm bám mùi thức ăn lên toàn bộ ngôi nhà, bay lên phòng khách, ảnh hưởng đến những người khác. Hay công việc nấu nướng diễn ra với nhiều công đoạn, nhiều trang thiết bị nên có nhiều tiếng động, căn bếp lộn xộn cũng sẽ tác động đến tình trạng nghỉ ngơi, trò chuyện của mọi người. Các thành viên trong nhà cũng sẽ cảm thấy kém riêng tư trong quá trình ăn uống trong bếp.
Những tình huống này thường xuyên xảy ra ở các gia đình, tìm phương pháp xử lý hiệu quả sẽ không chỉ tạo sự thoải mái cho mọi người mà còn làm tăng giá trị thẩm mỹ nhà ở. Vậy ý tưởng thiết kế phòng khách liền bếp nào nên được áp dụng?
3. Cách giải quyết khi thiết kế phòng khách và nhà bếp liên thông:
- Để tạo sự riêng tư nhất định cho gia đình, mọi người có thể sử dụng kệ, tủ, giá đỡ để làm vách ngăn phân chia khu vực phòng khách với nhà bếp. Chúng được đặt ngay tại chính giữa hai khu vực, có thể thay thế bức tường cứng nhắc, dùng để đặt đồ vật trang trí nhà ở.
- Thiết kế giếng trời ngay chính giữa nhà ở cũng là một cách giải quyết tình trạng bám mùi thức ăn khi thiết kế phòng khách liền bếp trong nhà ống hiện nay. Giếng trời còn mang ánh sáng tự nhiên, đón gió trời vào nhà giúp không gian sáng sủa, thoáng đãng hơn.
- Lắp đặt hệ thống hút mùi thức ăn hiện đại, chất lượng để hạn chế tình trạng ám mùi.
- Nên thiết kế nhà bếp ở vị trí cuối ngôi nhà, nằm cạnh giếng trời, khoảng sân nhỏ phía sau để thông thoáng.


Các mẫu thiết kế nhà ở Đà Nẵng đều được 59s Design đưa ra các giải pháp như trên, tất cả gia chủ đều hài lòng và áp dụng vào công trình. Đó là sứ mệnh và trách nhiệm của đội ngũ KTS chuyên nghiệp khi liên tục tìm hiểu xu hướng, tìm phương án thiết kế hợp lý để mang lại công trình nhà ở đạt chất lượng cao. Liên hệ với chúng tôi qua hotline để KTS có thể tư vấn thiết kế và thi công nhà ở nhé.