Nguyên Tắc Tam Giác Nhà Bếp Có Vai Trò Quan Trọng Như Thế Nào?

5/5
Tam Giác Nhà Bếp

Khi thiết kế nội thất nhà bếp, bạn sẽ được nghe đến tam giác hoạt động. Trong căn bếp, tam giác hoạt động bao gồm 3 khu vực chính: tủ lạnh, chậu rửa và bếp. Vai trò và sự ảnh hưởng của tam giác này như thế nào? Nguyên tắc tam giác nhà bếp được áp dụng như thế nào?

1. Đặc điểm của tam giác hoạt động trong nhà bếp:

Như đã chia sẻ, tam giác hoạt động trong căn bếp có 3 khu vực chính: tủ lạnh, chậu rửa và bếp. Nguyên tắc tam giác nhà bếp được bắt đầu từ những năm 1950 với mục đích tạo ra quy trình nấu nướng thuận tiện và nhanh chóng nhất cho người nấu.

Mỗi mẫu thiết kế nhà bếp sẽ có nguyên tắc tam giác nhà bếp khác nhau, điểm chung vẫn là khoảng cách tạo nên sự thoải mái và ngắn nhất để hoàn thành bữa ăn. Dù là căn bếp chữ U, chữ L, chữ I… thì không gian nấu nướng khi được áp dụng nguyên tắc tam giác sẽ tối ưu hóa công năng và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian.

Tam Giác Nhà Bếp
Tam giác nhà bếp đối với mỗi kiểu dáng thiết kế căn bếp

2. Nguyên tắc tam giác nhà bếp cần lưu ý gì?

Một mẫu thiết kế nhà bếp vừa đáp ứng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo tối ưu công năng là khi áp dụng thành công nguyên tắc tam giác nhà bếp:

  • 2 điểm của tam giác bếp cách nhau từ 1,2m – 2,7m.
  • Chiều dài 3 cạnh của tam giác nhà bếp có tổng số nằm trong khoảng 4m – 7,9m.
  • Không có vật cản nào cắt chân tam giác trong vòng 30cm, chẳng hạn tủ, bàn ghế…
  • Lối đi lại trong khu vực tam giác thông thoáng, rộng rãi tạo sự thoải mái khi nấu nướng.
Tam Giác Nhà Bếp
Nhờ áp dụng tam giác nhà bếp, không gian dù chật đến mấy cũng gọn gàng, khoa học và mang vẻ đẹp tinh tế hơn

Đây là những nguyên tắc tam giác nhà bếp cơ bản nhất mà bất kỳ KTS nào cũng áp dụng. Căn bếp mỗi nhà vẫn có thể mở rộng tam giác hoạt động, cuối cùng vẫn đáp ứng những lưu ý cơ bản kể trên. Tam giác nhà bếp được mở rộng sẽ có 5 khu vực, gồm:

  • Khu vực để thực phẩm.
  • Khu vực để đồ dùng.
  • Khu vực chậu rửa.
  • Khu vực chế biến thực phẩm.
  • Khu vực bếp nấu.

3. Quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp cần nhớ:

Để không gian nấu nướng ngày càng hoàn thiện về vẻ đẹp và công năng, hãy áp dụng những quy tắc “vàng” này:

  • Nơi dùng để chế biến thực phẩm nên đặt cách bồn rửa khoảng 90cm.
  • Khoảng cách giữa 2 bên của bếp nấu có độ rộng khoảng 30cm và 38cm.
  • Bồn rửa có độ trống nằm ở 2 bên khoảng 45cm và 60cm.
  • Từ bàn ăn, đảo bếp đi tới tủ bếp và các thiết bị khác nằm trong tam giác nhà bếp ít nhất khoảng 120cm.
  • Vị trí từ bàn bếp đến tủ lạnh ít nhất khoảng 120cm.
Tam Giác Nhà Bếp
Thiết kế nội thất nhà bếp sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với không gian và nhu cầu của gia chủ nhất

Có rất nhiều ý tưởng thiết kế nhà bếp đẹp, trang trí căn bếp nhỏ trở thành góc riêng giá trị nhưng nguyên tắc tam giác nhà bếp và những nguyên tắc cơ bản khác không nên bỏ qua. Bạn đừng lo, mỗi công trình thiết kế nhà ở đều được KTS 59s Design nghiên cứu cẩn thận và áp dụng phù hợp nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn miễn phí nhé.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Bài Viết Liên Quan