Kinh Nghiệm Thiết Kế Giếng Trời Ở Phòng Khách Cho Nhà Ống Đà Nẵng

5/5
Giếng Trời Ở Phòng Khách

Trong các mẫu thiết kế nhà ống hiện nay, giếng trời thường được bố trí ở giữa ngôi nhà để mang năng lượng tự nhiên lan toả khắp mọi nơi. Giếng trời được thiết kế ở giữa phòng khách và nhà bếp, tạo nên không gian mở thông thoáng và rất rộng rãi. Để thiết kế giếng trời ở phòng khách dành cho mẫu nhà ống Đà Nẵng đẹp, công năng hợp lý thì hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây.

1. Vị trí của giếng trời ở phòng khách:

Giếng trời được thi công trong nhà ống, nhà cấp 4 hay những công trình khác để lấy sáng và thông gió. Đối với những mẫu thiết kế nhà ở hiện nay, giếng trời thường được bố trí ở phòng khách. Giếng trời ở phòng khách được xem như một vách ngăn, ngăn cách không gian tiếp khách với những khu vực khác. Chẳng hạn ngăn cách giữa phòng khách và nhà bếp liền kề, ngăn cách giữa phòng khách và phòng ngủ…

Giếng Trời Ở Phòng Khách
Khi bố trí giếng trời ở phòng khách, ánh sáng và gió dễ lưu thông trong nhà hơn

Thiết kế giếng trời ở phòng khách dành cho những công trình nhà ống được KTS tính toán cụ thể về diện tích ngôi nhà, chiều sâu, chiều cao. Nếu ngôi nhà có chiều cao quá lớn nhưng không quá dài thì có thể bố trí giếng trời ở sát hai bên tường, gần cầu thang.

2. Kích thước của giếng trời ở phòng khách:

Thiết kế giếng trời nên có kích thước bao nhiêu để hấp thụ ánh sáng và đón gió trời dồi dào vào nhà? Kích thước của mẫu giếng trời ở phòng khách phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà. Giếng trời được thông từ mái nhà xuống đến mặt đất, đường ánh sáng và gió đi qua các tầng nhà. Do vậy, diện tích của nó tốt nhất nằm trong khoảng 3m2 – 6m2.

Giếng Trời Ở Phòng Khách
Không nên thiết kế giếng trời ở phòng khách có diện tích nhỏ hơn 1m2 vì sẽ rất khó lấy sáng, càng khiến không gian u tối

3. Trang trí giếng trời ấn tượng:

Vì thiết kế giếng trời ở phòng khách dành cho mẫu nhà ống Đà Nẵng nên càng phải đầu tư trang trí khu vực này bắt mắt, tạo điểm nhấn cho khu vực tiếp khách và sinh hoạt chung. Có thể trang trí tiểu cảnh nhỏ ở dưới đáy giếng trời với sỏi đá, nhiều loại cây trồng. Một vài gia đình còn đầu tư hồ cá lớn, có thác nước rất sinh động và mang tính phong thuỷ.

Giếng Trời Ở Phòng Khách
Trồng cây xanh dưới giếng trời sẽ vừa mang lại sinh khí cho ngôi nhà lại vừa tạo nét nhấn nhá nổi bật, mát mắt

Đối với giếng trời nằm trên cầu thang, mọi người có thể tận dụng gầm cầu thang để bố trí góc sinh hoạt nhỏ. Hoặc có thể tận dụng khu vực trống phía dưới giếng trời để bố trí bàn ăn, khu vực nghỉ ngơi nhằm gắn kết mọi người gần với thiên nhiên hơn. Một lưu ý khi trang trí giếng trời ở phòng khách là không nên cầu kỳ, quá nhiều chi tiết. Như vậy sẽ làm cản trở quá trình lưu thông gió, mang ánh sáng tự nhiên vào nhà. Đồng thời, khi trang trí quá phức tạp sẽ phản tác dụng, khiến thiết kế phòng khách không đẹp mắt, lại tốn công dọn dẹp.

Hy vọng những kinh nghiệm thiết kế giếng trời ở phòng khách dành cho mẫu thiết kế nhà ống Đà Nẵng ở trên sẽ hữu ích với tất cả mọi người. Chủ đầu tư có thể liên hệ 59s Design qua hotline để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi là đội ngũ chuyên thiết kế và thi công nhà ở, quán cafe, shop với mức phí cạnh tranh toàn quốc. 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Bài Viết Liên Quan